(23-10-2017) Thị trường cà phê 2017/18: Liệu xảy ra “được mùa mất giá”?

Diễn biến giá ngày giao dịch ngày 20-10-2017:

London:             

2020-8 (2042-2011)                                1965-8 (1990-1962)

New York:                  

125.25-1.60 (127.95-124.00)                 129.00-1.60 (131.60-127.80)

Chưa khơi thông được dòng hàng xuất khẩu

Thiếu sức mua của các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng rang xay, nên xảy ra tình trạng giá kỳ hạn giảm không mạnh, giá thị trường nội địa xuống nhiều hơn: sau một tuần giá kỳ hạn mất 17 Usd/tấn nhưng giá trong nước giảm đến 0,7 triệu đồng/tấn tức trên 30 Usd/tấn.

Giá cà phê xuất khẩu cơ sở loại 2, tối đa 5% đen vỡ được người mua trả trừ 70 Usd/tấn dưới giá niêm yết sàn kỳ hạn London. Chưa cộng các phí làm hàng và tài chính, giá đầu vào hiện nay ngang bằng với giá khách ngoại trả: 1965-70=1895 Usd/tấn (tỷ giá 22.680 Vnd = 1 Usd).

Nói cho công bằng, hàng cà phê chỉ luân chuyển khi các nhà xuất khẩu trong nước cân được giá đầu vào và đầu ra. Bán tại mức hiện nay, họ lỗ chi phí, ước khoảng từ 30-50 Usd/tấn.

Liên hệ với giá cách biệt giữa hai sàn arabica với robusta như đã đề cập ở bài trước, ta hiểu vì sao giá cà phê trong nước từ cả tuần này phải chịu sức ép giảm nhiều hơn giá trên sàn kỳ hạn.

Hai đồ thị diễn biến giá kỳ hạn cà phê và tồn kho đạt chuẩn chứng minh thêm rằng tồn kho đạt chuẩn arabica New York theo đà tăng và đẩy giá giảm, trong khi robusta London tồn kho giảm nhưng giá đứng yên (xem hình 3đường màu đỏ biểu thị tồn kho đạt chuẩn, sóng màu xanh là giá kỳ hạn). Phải chăng tồn kho arabica tăng mạnh nhờ sức bán loại cà phê này tốt hơn robusta? Có thể nghiệm ra rằng suy giảm tồn kho robusta không do lực tiêu thụ robusta mà chính lực bán arabica nhiều, arabica đang được chọn để thay thế phần thiếu của robusta do arabica đang rẻ và dễ mua.

Cần lưu ý đến điều này để tìm hướng ra cho hạt cà phê Việt Nam trong niên vụ mới 2017/18 và để thấy trước vì sao năm nay có thể xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”.

Ở hoàn cảnh như thế, trong khi cần lực mua từ các nhà nhập khẩu và các lực lượng tham gia thị trường khác, kể cả trong nước, giá kỳ hạn robusta có tăng mạnh thì giá nguyên liệu trong nước vẫn khó bước xa hơn.

Chính vì thế, trong tuần này, nếu lấy mức đang giao dịch đầu tuần là 43 triệu đồng làm chuẩn, nếu như có đợt tăng thật mạnh trên các sàn kỳ hạn, đặc biệt trên sàn London, giá nội địa có thể xoay quanh 43,5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên không loại trừ khả năng các nhà xuất khẩu ép đưa giá về mức 42,5-43 triệu đồng/tấn so cho giá xuất khẩu robusta loại 2, tối đa 5% đen vỡ của họ quanh mức trừ từ 100-120 Usd/tấn.

NGUYỄN QUANG BÌNH

Xem thêm:

(23-10-2017) Thị trường cà phê: Giá robusta tốt hơn arabica hay sao?

(23-10-2017) Thị trường cà phê: Giá robusta tốt hơn arabica hay sao?

Hits: 55