Đâu phải đến lớp mới học…hè!

(TBKTSG Online) – Nghỉ hè là thời gian để học trò tạm chia tay với thầy cô (teachers), lớp học (class) và bảng đen bảng trắng (whiteboard/blackboard) và sách vở (paper and textbook)… để tái tạo năng lượng cho năm học sau.

Đâu phải đến lớp mới học...hè!
Bế giảng tại một trường tiểu học. Ảnh: HV

Đúng thế, đấy là lúc để cho con trẻ nghỉ ngơi, chơi đùa. “Summer vacations” (nghỉ hè), trong từ “vacation”, có “vacant” (trống trải) và cũng có từ nguyên la-tinh “vacuum” có nghĩa là “chân không”. Nếu hiểu cho đúng nghĩa của “summer vacations”. Có lẽ nên nói đó là thời gian cho con người ta rảnh rang sau một thời gian dài lao động, dù công việc đó là gì.

Tiếng Việt ta thường gọi chung là “nghỉ” mà ít phân biệt các ý nghĩa của mỗi dịp nghỉ. Trong tiếng Anh, nghỉ có nhiều loại nghỉ: “holiday” như trong “independence day is a public holiday” (ngày quốc khánh cả nước được nghỉ), là những ngày nghỉ chung cho mỗi quốc gia hay từng tôn giáo được ấn định trong lịch nghỉ hàng năm của từng cộng đồng xã hội. Cũng có một thứ nghỉ khác là “leave”, được hiểu là kỳ nghỉ phép qui định cho từng nhóm/cá nhân người lao động hay vì một lý do cá nhân nào đó mà xin “leave”. Còn “day off” là ngày nghỉ đương nhiên như đối với nhiều công ty, đơn vị của nước ta ngày chủ nhật là “day off”, có đơn vị ngày thứ bảy cũng là “day off”nữa.

Sở dĩ phải nói thêm về nhiều loại “nghỉ” để thấy tầm quan trọng của “summer vacations” đối với người lao động, đặc biệt với trường hợp người làm công tác giảng dạy và học trò.

Thế mà không ít cha mẹ học sinh ở nước ta lại sợ con em mình quên “chữ” nhận được từ nhà trường (lessons/knowledge) trong suốt năm học, bắt các em phải học ngay trong dịp hè nên mỗi năm nhiều em học sinh Việt Nam không chỉ có hai học kỳ (semester) mà đến ba học kỳ. Đáng ra từ “chữ” nguyên nghĩa tiếng Anh là “word” nhưng trong trường hợp này nên hiểu là “bài học/kiến thức” e phù hợp hơn.

Đúng là textbooks, pencil, whiteboard/blackboard và cả teachers là những phương tiện (means) và công cụ (tools/instruments) cho người đi học.

Nhưng đi học hè, dư luận xã hội thì từ hai phía: một bên chống và một nên ủng hộ nó. Có thể do bận bịu công việc làm ăn, nên lớp học hè là nơi gởi gắm con em mình một cách yên tâm nhất cho nhiều phụ huynh ủng hộ cho con học hè. Cũng có nhiều cha mẹ, tuy bàn lắm đến kỷ nguyên “trí tuệ nhân tạo” (artificial intelligence –AI) nhưng lại rất ngại sử dụng các phương tiện nay được xem là rất phổ thông (popular) đối với thời đại và học đường. Nhiều người sợ khi họ vắng nhà, con họ lướt web (websites) nhưng không kiểm tra được đâu là educative (đàng hoàng, có tính giáo dục) đâu là toxicant (độc hại).

Dù muốn hay không, máy tính bảng (tablet) hay cụ thể như Ipad có thể là một trong những công cụ, nếu như không thay toàn bộ cho một lớp học đúng nghĩa, thì nó cũng có thể đảm đương một phần. Dùng Ipad/tablet đâu chỉ để lục lọi các thứ trên Internet  (searching Internet) hay xem video thôi đâu (watching videos), nó có thể trở thành công cụ học tập cho con trẻ để vừa học vừa chơi (to make learning fun) nếu cha mẹ chịu khó khai thác và khai thác đúng.

Hạn chế cho con học hè, dẫn chúng đi chơi, dùng Ipad/tablet để chúng vừa chơi vừa học. Các nhà khoa học (scientists) và tâm lý (psychologists) cho biết rằng vừa học vừa chơi thường có kết quả tốt hơn là bắt chúng chăm chăm chú chú nơi bài học, đặc biệt ở tuổi hiếu động.

Không thiếu những ứng dụng (applications) trong lĩnh vực giáo dục được xây dựng như những trò chơi video (video games), nhưng nội dung đầy tính giáo dục (strong educational content). Nhiều ứng dụng học mà chơi, chơi mà học không chỉ dành cho cá nhân mà còn cho tập thể, nhóm đội nữa.

Có quá nhiều chương trình/ứng dụng dạy ngôn ngữ như tiếng Anh, toán (maths), đố vui, các câu hỏi kiến thức phổ thông (general knowledge) rất bổ ích (useful/constructive) cho các cháu.

Làm sao để tablets/Ipad trở thành “lớp học hè” không phải là quá khó. Không chừng thời gian ngắn tới đây, nó có thể thay luôn cả lợp học chính khóa nữa đấy.

NGUYỄN QUANG BÌNH trên TC KTSG 10/06/2018

Hits: 91