Khuya hôm qua giờ VN chừng nửa đêm, kênh đào chính thức cho thông tuyến để giải phóng chừng 400 tàu biển đang đợi ở hai đầu Á-Âu. Các hãng tàu thở phào, nhà kinh doanh và nhập khẩu có hàng giao nhận cũng giảm căng thẳng. Giá cà phê tụt dốc ngay. (Tuy vậy, còn một số yếu tố khác làm giá cà phê rớt sẽ bàn trong bài “Bối cảnh thị trường trước giờ mở cửa” trưa nay).
Như vậy, tính đến og ngày 30/03/2021, kênh đào Suez kẹt mất một tuần. Theo ước lượng của giới nghiên cứu kinh tế, cứu mỗi ngày tắc tuyến, nền kinh tế thế giới thiệt hại từ 6-10 tỷ Usd trong đó nhiều nhà máy cần nhập nguyên liệu phải dừng hoạt động do từ lâu áp dụng cách mua hàng “nước tới chân mới nhảy” (just-in-time) do họ ủng hộ giới kinh doanh bằng cách trả tiền thuê kho bến bãi để khỏi xây kho chứa hàng. Cũng vì thế mà giá hàng hóa nhảy nhót lung tung từ gạo cơm mắm muối đến xăng dầu, vàng bạc…Cho nên mới có các chính sách và phong trào “sản xuất bền vững”, nhưng giá vật tư đầu vào không ai cho “bền vững”.
Các hãng tin nước ngoài cho rằng một cuộc điều tra tiếp tục tiến hành nhưng vẫn ưu tiên khai thông tuyến kênh, trước mắt cho 133 tàu ở cả hai đầu đi theo giờ nhất định, hết bên này đến bên kia cách nhau chừng 10 tiếng đồng hồ.
Hết kẹt dưới nước, nhưng cần thấy trước vẫn có thể sẽ kẹt trên cạn khi các tàu cập bến. Dù công suất hoạt động của các cảng có tận dụng hết, cũng phải mất cả tuần hàng hóa mới thực sự “chảy” ra nhà máy hay thị trường theo hiệu ứng “domino”. Do vậy mới nói giá cà phê rớt hôm qua không chắc do tàu kẹt được giảy vây.
Dù sao, đây là một kinh nghiệm đau thương cho nền kinh tế và các chuỗi cung ứng chỉ đặt niềm tin vào một phương án, phương tiện. Thiếu containers và chỗ trên tàu vân sẽ căng thẳng do sự cố này gây ra thêm sau đại dịch. Containers thì tìm nơi có tiền và có hàng nhiều để tới, nhất là trong thời buổi này, sự giành giật chỗ trên tàu thường chỉ dành cho nước lớn.
==
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài này không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 93
1 Trackback / Pingback
Comments are closed.