Tác động từ các yếu tố khác
Các yếu tố căn bản khác cũng tỏ ra không ủng hộ giá cà phê.
Do 2 sàn kỳ hạn cà phê sử dụng đồng Usd làm phương tiện giao dịch, ảnh hưởng của giá trị Usd lên giá sàn cà phê với tư cách hàng hoá thương phẩm rất rõ ràng. Trong năm 2018, Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản đồng Usd lên 4 lần nay đạt 2,25-2,50%/năm đã làm đồng Usd mắc hơn, chi phí tài chính cao hơn, khả năng tiếp cận nguồn vốn của người mua giảm, cho nên nhiều người phải bán thanh lý hàng hoá của mình để bảo toàn vị thế vốn bằng Usd. Hiện nay, chỉ số Usd đang quanh mức 96 điểm (hình 6). Chỉ số này còn tăng trong năm 2019, khả năng còn gây khó khăn cho giá cà phê.
Brazil là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Mỗi khi đồng nội tệ Reais nước này (Brl) mất giá so với Usd, sẽ là điều kiện cho Brazil bán mạnh. Càng về cuối năm 2018, đứng trước một đồng Usd mạnh hơn, Brl đã mất giá còn 3,88 Brl ăn 1 Usd (hình 7).
Không chỉ giá hai sàn cà phê xuống, chỉ số CRB (gồm rỗ 19 loại hàng hoá thương phẩm) trong năm 2018 cũng giảm, tạo nên một mặt bằng chung thấp cho giá hàng hoá. Đến ngày 31/12/18, chỉ số CRB ở mức 175.96 điểm, cả năm mất 10,66% (hình 8).
Xem các phần khác tại đây:
–2/1/2019 Thị trường cà phê thế giới: Nhìn lại năm 2018 (phần 1)
–2/1/2019 Thị trường cà phê thế giới: Nhìn lại năm 2018 (phần 2)
–2/1/2019 Thị trường cà phê thế giới: Nhìn lại năm 2018 (phần 4)
–2/1/2019 Thị trường cà phê thế giới: Nhìn lại năm 2018 (phần 5)
NGUYỄN QUANG BÌNH trên NCIF 2/1/2019
Hits: 160
1 Trackback / Pingback
Comments are closed.