11/11/2019 Cảm nhận thị trường: Rủi ro về giá cà phê còn phía trước

Cảm nhận thị trường‘ là loạt bài không thường xuyên của trang THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ. Những bài này có mục đích giúp bạn có cái nhìn trước với tình hình thị trường. Chúng không chỉ dành cho người kinh doanh cà phê mà còn các sàn hàng hóa phái sinh khác.

==

Thị trường cà phê mạnh lại. Nói mạnh đủ chưa? Chắc chắn nhiều người cho rằng vẫn chưa đủ.

Từ cuối tháng 10/19 đến nay, mặt bằng giá của 2 sàn cà phê phái sinh nâng dần. Đáy/đỉnh trước thấp hơn sau. Đến cuối tuần ngày 8/11, giá 2 sàn được nâng lên mức cao nhất tù hơn 3 tháng nay.

Đương nhiên, đối với các nước xuất khẩu, nông dân và chính phủ đều mong giá cà phê cao thêm. Giá nào cao, giá nào thấp trên thị trường phái sinh cà phê khó ai đoán được. Nhưng điều quan trọng nhất là nên lường trước những rủi ro để tránh/giảm thua lỗ.

Chính vì thế, cũng cần xem giới tài chính nói gì về bức tranh kinh tế trong năm 2019 và 2020.

Rủi ro ở đâu?

Torsten Slok, chuyên viên kinh tế cấp cao của Ngân hàng Đức (Deutsche Bank) đã có những phân tích sau:

-Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ-TQ còn bất định. Đến nay vẫn chưa ký được dù thế giới trông chờ nhiều. Nhưng dẫu có ký rồi, “hậu thỏa thuận” là cái gì, cũng bất định và khó đoán.

-Thương chiến Mỹ-TQ và Mỹ với các nước/vùng khác còn ảnh hưởng dài dài với quyết định kinh doanh từng doanh nghiệp.

-Tăng trưởng kinh tế chậm hiện nay ở TQ, châu Âu, Nhật có thể đẩy giá trị đồng USD lên.

-Chiến dịch luận tội TT Mỹ còn bất định. Khả năng chính quyền Trump phải đóng cửa hoạt động một thời gian.

-Fed sẽ do dự hạ lãi suất khi vào năm bầu cử Mỹ 2020.

-Môi trường tín dụng sẽ khắc khe hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh yếu kém.

-Khủng hoảng giá bất động sản tại một số nước. Trong đó có Australia, Canada và Thụy Điển.

-Brexit cũng bất định. Giá cà phê robusta London sẽ chịu ảnh hưởng phần nào từ nay đến đầu 2020.

Liên hệ với giá cà phê/hồ tiêu…

Thương chiến Mỹ-TQ bất định. Mỹ không chịu dỡ bỏ các mức áp thuế đã đưa ra đối với TQ. Dỡ rồi không, thỏa thuận có hay không, tất cả đều làm giá cổ phiếu và hàng hóa thay đổi xoành xoạch.

Tăng trưởng các nước TQ, châu Âu, Nhật yếu làm đồng USD tăng giá. Đồng Reais Brazil (Brl) chưa chắc đã trụ quanh 4 Brl ăn 1 Usd mà giảm nữa. Rủi ro là Brazil sẽ bán mạnh cà phê/hồ tiêu khi Brl mất giá. Đồng Usd tăng, Brl giảm là hệ quả giá cà phê giảm mấy năm nay.

Kỳ vọng Fed hạ lãi suất Usd có thể là hy vọng ảo. Nên giá hàng hóa như cà phê không thể tăng nhò yếu tố này. Nhưng đà tăng cũng có thể có nhưng chịu ảnh hưởng từ cung-cầu.

Giá cổ phiếu chứng khoán Mỹ chc còn lên. Nếu vậy thì luồng vốn tập trung tại đây nhiều hơn. Các nhà kinh doanh hàng hóa sẽ quay lại chuyện thiếu vốn, thiếu tiền, nguồn tín dụng mỏng hơn. Nên sức mua hàng thực cà phê vẫn khó nhộn nhịp.

NGUYỄN QUANG BÌNH

0949393283

Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài này không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.

Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…

Hits: 44