Có lẽ nên thay đổi cách nhìn về đợt vắt giá lần này do nhiều hoàn cảnh mà nguyên nhân từ dịch Covid-19 tạo nên. Khủng hoảng dài ngày trong các vấn đề y tế dẫn đến khủng hoảng chuỗi cung ứng cà phê, gặp khủng hoảng trong vận tải biển, rồi bùng phát dịch trở lại…đã làm hàng tồn kho từ các nước sản xuất không đi được một cách thoải mái và suy cho cùng không đáp ứng đủ yêu cầu.
Dù các dự báo sản lượng robusta thế giới cho rằng robusta được mùa, nhưng tồn kho đạt chuẩn cứ giảm dần từ năm sáu tuần nay. Nên vắt giá chỉ chấm dứt một khi sàn London báo lượng tồn kho đạt chuẩn tăng đều đặn trở lại.
Giá tăng mạnh trên sàn, các nước sản xuất lợi một, giới tài chính lợi gấp nhiều lần. Nhưng hãy đặt trường hợp các nhà kinh doanh lớn trên sàn không tạo cảnh vắt giá, thì tồn kho cà phê vẫn chạy quanh trong nước xuất khẩu. Như vậy, “vắt giá” lần này nên được xem như một biện pháp tài chính, “trợ giá” để tạo cho người có hàng sẵn nhanh chóng chấp nhận giá cước tàu biển để chuyển hàng sang các nước nhập khẩu.
Ý nghĩa của hiện tượng vắt giá trong chuỗi tháng giao dịch phái sinh dài (từ tháng 09/2021 đến 05/2022) còn nên hiểu thêm rằng vấn đề giá cước không thể giải quyết một sớm một chiều mà là một câu chuyện dài hơi.
Chính vì vậy, sẽ khó thấy giá cà phê nội địa và giá phái sinh dắt tay nhau đi ngang hàng. Giá phái sinh tăng ba bốn lần, giá cà phê nội địa chỉ tăng một, và ngược lại giá phái sinh giảm một, giá nội địa mất ba lần hơn.
==
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài này không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 1704
1 Trackback / Pingback
Comments are closed.