Mua bán cà phê trong nước vẫn thiếu mạch lạc vì hầu như chuỗi cung ứng không được lành lặn, nhất là khi biến chủng Delta tạo nên đợt bùng phát dịch lần thứ tư tại Việt Nam kể từ ngày 27/04/2021, gây lây nhiễm trên nửa triệu người và làm cho các vùng giao nhận cà phê quan trọng chịu ảnh hưởng nặng nề tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh sản xuất trọng điểm cà phê.
Dù sao, cũng kỳ vọng rằng với chương trình tiêm chủng đang tăng tốc tại các vùng dịch, nhất là các tỉnh có cảng giao nhận cà phê, cộng với phía các nước tiêu thụ giới kinh doanh đã xong kỳ nghỉ hè, tồn kho cà phê từ Việt Nam có thể đi dần, dù số lượng sẽ rất hạn chế.
Cước tàu biển được dự đoán tăng sẽ là một cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê tồn kho cuối vụ mang sang và cả vụ mới bắt đầu từ 01/10/2021 (và không chỉ riêng cà phê mà các loại hàng hoá nông, thủy, hải sản khác).
Nên chăng cần một kế hoạch giải vây khó khăn cho ngành cà phê nói riêng và nông sản nói chung được bàn thật kỹ trước, ngay từ bây giờ, trước khi xuất hiện làn sóng bán ra do nông dân lâu ngày không bán được hàng, vào kỳ thu hoạch vụ mới 2021-2022 và các nhà xuất khẩu cần tiền trang trải cho kế hoạch sản xuất sắp tới và chi phí thiệt hại nặng nề do đợt giãn cách xã hội dài ngày gây ra.
Chi phí sản xuất cà phê tăng mạnh, như phân bón có loại tăng 70%-80%, hao hụt sau thu hoạch tăng do thiếu nhân công vì giãn cách xã hội…hãy tìm mọi biện pháp có thể để giảm chi phí và phí cho đến khi hạt cà phê xuất bến đều đặn và cạnh tranh được với các nước sản xuất khác. Bắng không, mặt hàng cà phê lại nhờ “giải cứu” như nhiều mặt hàng nông sản khác thì thiệt hại không chỉ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nay mà còn cho tương lai cả ngành hàng quan trọng này trong thời gian trước mắt và lâu dài.
==
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài này không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 408