23/5/2019 Xem bức tranh kinh tế vĩ mô thế giới có thể thấy trước giá nông sản?

Thường thì nhà kinh doanh nông sản như cà phê, hồ tiêu, đậu nành…chẳng hạn cứ chú mục vào các biến động kinh tế, tiền tệ của Mỹ, TQ, EU, VQ Anh, Nhật Bản…để dự đoán giá nông sản. Điều đó cũng hợp lý thôi vì môi trường kinh tế vĩ mô và tình hình địa chính trị có ảnh hưởng trực tiếp, không ít thì nhiều, vào giá các sàn giao dịch tài chính trong đó có các sàn phái sinh hàng hóa nông sản.

Nhưng nếu không nhìn kỹ thêm tình hình các nước mới nổi, đôi khi đó là một thiếu sót lớn. Giá kỳ hạn các sàn nông sản tăng hay giảm không chỉ do bức tranh kinh tế vĩ mô – thường được các cường quốc quyết định – mà còn do tình hình biến đổi tại các nước có nền kinh tế mới nổi. Đặc biệt từ đầu năm 2019 đến nay, các diễn biến về mặt kinh tế và tiền tệ tại các nước như Brazil, Ấn Độ, Argentina, Ả Rập Xê Út…rất phức tạp. Tại sao không nghĩ đến chuyện các nước này cũng phần nào làm cho nền kinh tế các nước phát triển không mấy ổn định, giá cả nhiều mặt hàng nông sản phải liêu xiêu trong cuộc thương chiến giữa Mỹ với TQ, sau đó là những đấu đá hai bên giữa Mỹ với EU hay Nhật bản.

Hãy xem các biến số một vài quốc gia ‘mới nổi’ từ đầu năm đến nay: Argentina tăng trưởng kinh tế 10,6% nhưng đồng nội tệ peso giảm 20%, Brazil +4,6% nhưng đồng nội tệ Brl giảm 5,5%, tương tự Ấn Độ tăng 7,8% và đồng INR khá ổn định, Ả Rập Xê Út tăng 9,5% và đồng Rial ổn định, còn Thổ Nhĩ Kỳ giảm 6,7% và đồng nội tệ giảm 15%….

Chỉ nhìn vào các đồng tiền nội tệ mất giá của những nước sản xuất nông sản, có nên hiểu đó cũng là một yếu tố quan trọng để dự đoán giá nông sản vừa qua và trước mắt chưa thể phục hồi và năm ngoài các yếu tố cung-cầu?

NGUYỄN QUANG BìNH

0949393283

Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đang, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả.

Mọi thắc mắc xin gọi c

Hits: 186