Tiếng thở dài than oán của chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Mỹ (BofA) nghe đến não lòng. “Chúng tôi chính thức tuyên bố rằng nền kinh tế Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái…theo chân của các nước trên thế giới, và nó đang rớt sâu,” Michelle Meyer viết trên blog của mình. “Mất công ăn việc làm, tài sản bị hủy hoại và niềm tin xuống cấp…Suy thoái kinh tế là đây rồi, không còn tránh đi đâu được,” vị chuyên gia nói.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế có kéo dài hay không, còn phụ thuộc vào các chính sách cung ứng vốn và lích cầu mạnh mẽ của chính phủ các nước. Nếu làm thật mạnh tay, tình thế xấu hiện nay có thể xoay chuyển được.
Dịch Covid-19 đang tạo nên tình trạng khô hạn tín dụng và tiền mặt, vốn mới đây đã chực sẵn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Một cú đá bồi từ các ngành vận tải hàng không, dịch vụ du lịch và chế tạo ô tô làm tình hình kinh tế thế giới càng tồi tệ, nhất là các nước xem nhẹ sản xuất công-nông nghiệp như là đòn bẫy kinh tế do giàu có không nhanh bằng làm dịch vụ tài chính và ngân hàng.
Chính vì lo ngại thiếu thanh khoản, hôm qua, Fed đã quyết định liên kết với nhiều ngân hàng trung ương các nước dùng 60 tỷ Usd để tăng cường giao dịch đồng Usd, tạo thông thoáng giao lưu tiền tệ. Trong số các ngân hàng trung ương ấy, thấy có Brazil, Mexico, Đan Mạch, Nhật Bản, Anh Quốc, Singapore, Thụy Điển, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy. Phương thức hoán đổi giữa 2 đồng tiền, giữa Usd với đồng nội tệ các nước vừa kể trên, sẽ thúc đẩy thêm lực thanh toán cho giới kinh doanh.
Động tác này đã đẩy giá trị đồng Usd tăng cao hơn, gần chạm 103 điểm ngày 19/3/2020. Đồng Usd nay lại đóng vai trò trung tâm thống trị thị trường tiền tệ toàn cầu.
Nhiều nhà kinh doanh tài chính và tiền tệ đã quay sang sử dụng đồng Usd để làm nơi trú ẩn thay vì vàng hay dầu thô hay một số đồng tiền khác như Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ.
NGUYỄN QUANG BÌNH
Hits: 79
1 Trackback / Pingback
Comments are closed.