Rõ ràng các sàn chứng khoán và hàng hóa thương phẩm đang theo dõi sát sao các động thái mà cụ thể là các phát biểu của những người nắm lá phiếu quyết định tăng lãi suất.
Do mỗi người nói một ý khác nhau, có khi rất nghịch nhau. Nên có lẽ đúng để nói rằng chính các ngân hàng trung ương đang làm giá cho bất kỳ hàng hóa thương phẩm nào, trong đó có cà phê, vốn cực kỳ nhạy cảm với chính sách tiền tệ.
Ngoài ông Bullard, Thống đốc Fed vùng St. Louis nói lãi suất điều hành lên 7% mới vừa, bà Susan Collind, thống đốc Fed vùng Boston cũng đệm thêm rằng bà chưa loại trừ khả năng bỏ phiếu cho việc tăng lãi suất lần tới là 75 điểm phần trăm.
Vậy là giới kinh doanh tài chính và hàng hóa thương phẩm phải xem lại kỳ vọng đầy “màu hồng” của họ, phải bán ra lại những gì đã mua vào.
Mặt khác, thị trường hàng thực (cà phê xuất và nhập khẩu) đang rất lo bên cánh tiêu thụ. Một bên, các nhà xuất nhập khẩu đang kẹt vấn đề thanh khoản, hợp đồng mua bán đều (có thể) bị trả tiền chậm, một bên người tiêu thụ phải đắn đo vì lương tiền chạy đua không kịp với lạm phát làm giảm sức mua.
Thị trường cà phê thường trông chờ mùa lễ tết cuối năm để “chạy kế hoạch”. Nhưng thực tế các nền kinh tế không cho phép. Giá cà phê nội địa đã xuống dưới 40 triệu đồng/tấn. Lấy cái gì để giữ giá? Câu trả lời không dễ khi cà phê càng lúc ra càng nhiều và Tết nguyên đán chỉ còn chừng hai tháng nữa.
==
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài viết này hoàn toàn miễn phí với tâm niệm người viết nỗ lực chuyển tải những tin tức mới nhất về thị trường và những tác động có thể ảnh hưởng đến thị trường cà phê trong thời gian gần cũng như xa. Nên nó hoàn toàn không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 261