London
1318-13(1333-1315) – 1344-12(1359-1342)
New York
102.75-0.85(103.5-102.05) – 106.3-0.85(107.15-105.6)
Nhận định chung:
Diễn biến và xu hướng thị trường:
-Đóng cửa ngày cuối tuần 13/9, thị trường cà phê London chốt 1318$ và New York 102.25 cts/lb (tức 2265$/tấn). Như vậy so ngày với ngày London mất 13$ và New York -0,85 cts/lb. Nhưng so tuần với tuần robusta +23$ và arabica +5,70 cts/lb hay cộng gần 126$/tấn.
-Cả tuần giá cà phê tăng được cho là nhờ nhiều tác động tích cực. Về kỹ thuật, giá vượt khỏi các mức tâm lý trên New York 100 cts/lb và London 1300$/tấn. Về cung-cầu, tâm lý thị trường đang lo ngại khô hạn tại Brazil. Còn bức tranh kinh tế vĩ mô đã bồi thêm màu xanh cho giá nhờ các quyết định hạ lãi suất đã xảy ra và tiềm năng và chương trình kích cầu.
-Riêng phiên 13/9/19, giá 2 sàn thực hiện củng cố sau khi sàn arabica có 5 ngày tăng liên tục và robusta 4 ngày. Sàn arabica thoát ra khỏi vùng mua quá mức 70,48% để xuống 65,50% theo chỉ báo RSI 9 ngày. Khi RSI chạm 70%+, tức mức tham chiếu báo đã mua quá nhiều cần bán bớt.
Giá cổ phiếu và tiền tệ
-Giá cách biệt A vs R: 42.95 vs 42,73 cts/lb (trung tính).
Tiền tệ: CNY đóng cửa 7,079 (0). Chỉ số USD (DX) 98,19 vs 98,35(-). USDBRL 4,087 vs 4,06 (-). USDGBP 1,25 vs 1,233 (-).
Giá vàng -1,21% chốt 1480,96 $/oz. Các sàn năng lượng gồm dầu thô giảm. Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ sau khi đạt cao kỷ lục trong tuần.
Tóm lược
Tóm lại, dù cuối ngày giá rớt, 2 sàn có giá tăng tính theo cả tuần. Phiên hôm qua rớt không chỉ để chỉnh đốn cấu trúc giá trên 2 sàn mà còn chứng tỏ thái độ cẩn thận của giới đầu cơ. Họ nghi ngờ về tỷ lệ phần trăm hạ lãi suất sắp tới của Fed không cao. Còn sàn robusta chịu thêm tác động tâm lý tiêu cực về tình hình chính trị (Brexit) ở VQ Anh.
Dự kiến London mở cửa chiều 16/9/19 là +2 Usd.
Bức tranh kinh tế vĩ mô
-Trên thị trường tài chính, thông tin thật giả lẫn lộn. Có tin do vội vã, hay vì mục đích làm cho giá thị trường tăng hay giảm, người viết tin thường làm ta lầm. Nói chung, thông tin rất nhiều chiều. Vấn đề chọn lựa và kiểm chứng là việc của người kinh doanh.
-Hôm qua, trên Bloomberg, hãng tin uy tín của Mỹ, đã vội đưa tin rằng Mỹ đang tìm một thỏa thuận hạ hỏa thương chiến tạm thời. Ngay khi bản tin ấy được đưa đi, giá chứng khoán Mỹ tăng cực mạnh. Nhưng một quan chức Washington đã lên tiếng ‘không có chuyện ấy’. Giá cổ phiếu Mỹ ngay lập tức trào xuống lại. Nhưng…TT Trump cuối cùng bóng gió về thỏa thuận tạm thời ấy. Nên…thị trường chẳng biết nghe ai.
-Dù sao, cảm giác tình hình đấu đá có giảm và giá các sàn phái sinh sẽ phần nào hưởng lợi. Reuters đưa tin rằng TQ đã mua 600.000 tấn đậu nành Mỹ. Hàng sẽ được giao từ tháng 10 đến 12/19. Đấy không phải là dấu hiệu thương chiến bớt căng thẳng hay sao? Tin này sẽ ủng hộ cho mặt bằng chung của giá nông sản. Riêng giá robusta London cần cẩn thận vì sàn sở tại đang bùng nhùng vụ Brexit. Xin hỏi giữa tình hình lộn xộn, ai dám đưa vốn vào. Thậm chí nhà đầu tư tìm cách đi khỏi nữa là khác. Nên sàn cà phê New York mạnh hơn sàn London là chuyện dễ hiểu.
Các sự kiện tác động giá tuần tới
-Các ngân hàng trung ương đã xắn tay hành động. Ngân hàng TW EU (ECB) đã đưa ra chính sách kích cầu và hạ lãi suất rõ ràng. Liệu tuần sau, đến phiên ai? Fed (Mỹ) sẽ nhóm họp ngày 18/9. BOJ (Nhật Bản), BOE (VQA) ra quyết định ngày 19/9. Tiền sẽ đông như quân…kiến!
-Riêng Fed (Ngân hàng TW Mỹ), cựu chủ tịch nhiệm kỳ trước là Janet Yellen, dự đoán sẽ hạ lãi suất tiếp. Vi sao? Vì Fed đã ‘gióng tiếng rủi ro nền kinh tế đi xuống’. Bà cho rằng hội nghị của Fed tuần sau có ý nghĩa lớn. ‘Dù có thể chưa quyết ngay ngày hôm đó, thì đàng nào cũng có đợt hạ lãi suất’. Những tin như thế này sẽ ủng hộ nhiều cho giá các sàn ti chính phái sinh, trong đó có cà phê (Forexlive.com)
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đang, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên bất kỳ mạng xã hội nào như Zalo, FB, Viber…
Hits: 559