13/3/2023 Bài học nào cho cuộc khủng hoảng ngân hàng SVB?

Tác giả NQB. Ảnh Lê Hoàng Nhi

Sau 3 ngày hỗn độn do ngân hàng Silicon Valley bị đặt dưới sự giám sát, Ngân hàng Trung ương Mỹ phối hợp với chính phủ đã phát động chiến dịch giải cứu để tránh hoảng loạn.

Ngân hàng Thung lũng Silicon hay SVB là ai? Là một ngân hàng mà không mấy các bạn nghe nói đến. Đúng như tên gọi, ngân hàng của Thung lũng Silicon và công nghệ Mỹ nói chung. Ngân hàng này chủ yếu hoạt động cho giới khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm. Một trong hai công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ có tài khoản tại SVB.

SVB có 35.000 khách hàng. Gần 200 tỷ USD tiền gửi. 8.500 nhân viên vào cuối năm 2022, thêm 30% trong một năm…

Với sự bùng nổ huy động vốn từ đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp công nghệ, tiền gửi của ngân hàng này đã bùng nổ. SVB trở thành ngân hàng thứ 16 của Mỹ.

Cho đến tuần trước, không có vấn đề. Nhưng ban lãnh đạo ngân hàng sau đó đã mắc một sai lầm chết người (lưu ý rằng giám đốc đầu tư là cựu giám đốc tài chính… của Lehman Brothers chứ đâu phải đùa!). Để tận dụng khối lượng tiền gửi tích lũy trong ngân hàng này, cộng với thực tế là lãi suất ngắn hạn cực kỳ thấp, SVB đã quyết định đầu tư tiền của mình vào các khoản vay trung và dài hạn để kiếm nhiều tiền hơn.

Thế mà, lãi suất tăng chong mặt, cổ phiếu của các khoản vay dài hạn đã giảm giá trị từ 20 đến 30%. Thế cho nên, các công ty khởi nghiệp và các quỹ đang bắt đầu rút tiền. Vậy là ngân hàng phải bán lỗ một phần danh mục cho vay để đảm bảo thanh khoản. Khi chuyện vỡ lỡ, hoảng loạn.

Đua nhau rút tiền, trong ngân hàng gọi là “bank run”: mọi người đều muốn rút tiền cùng một lúc, tin tức lan truyền với tốc độ cực nhanh trong lĩnh vực công nghệ.

Khi nhiều người gửi tiền cùng rút tiền, ngân hàng càng lỗ do bán các khoản đầu tư vào các khoản vay dài hạn. Vậy là ngân hàng không còn khả năng đối phó. Giá cổ phiếu sụp đổ.

SVB cố gắng huy động vốn nhưng không thành công. Thế là FDIC, quỹ bảo lãnh ngân hàng, đặt SVB dưới sự giám hộ. Đảm bảo tiền gửi chỉ lên đến $250,000.

Đây là thất bại lớn thứ hai của một ngân hàng thương mại sau thất bại của Washington Mutual năm 2008.

…Những người gửi tiền triệu, thậm chí hàng tỷ đô la trong ngân hàng này đâm hoảng, và theo lý thuyết, chỉ có thể lấy lại được 250.000 đô la.

Nhưng đó không phải là điều tồi tệ nhất.

Sau SVB, trước đó là Silvergate chuyên tiền điện tử, đến Signature…hoảng loạn bắt đầu lan sang các ngân hàng khác và thị trường cảm nhận có một sự hoảng loạn hoàn toàn hôm qua 13/3 trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng tháo chạy và chứng khoán sự sụp đổ.

Một lệnh “tổng động viên” để cứu nguy gồm Fed, Quỹ bảo lãnh, chính phủ.

Quyết định nhanh như chớp: FED sẽ cung cấp thanh khoản cho tất cả các ngân hàng nếu cần để đáp ứng việc rút tiền.

Và Quỹ bảo lãnh không giới hạn bảo lãnh tiền gửi của mình ở mức 250.000 đô la.

Rồi ngân hàng HSBC đang đàm phán để mua công ty con của SVB tại Anh.

Vì vậy, phần nào được cứu và các chỉ số thị trường chứng khoán đã bớt lung lay. Phải hiểu rằng người gửi tiền vào ngân hàng được cứu nhưng bản thân các ngân hàng thì không: các cổ đông sẽ bị xóa sổ.

Rút bài học từ cuộc khủng hoảng:

-Bong bóng giá được tạo nên một cách phi lý o giữ lãi suất thấp một cách giả tạo của các ngân hàng trung ương lần lượt toang.

-Bong bóng công nghệ, và đặc biệt là bong bóng công nghệ tào lao, những thứ công nghệ tào lao đang huy động được hàng loạt tiền với mức định giá vô lý, đã nổ tung.

-Ban quản lý SVB sơ suất lớn và cơ quan quản lý không có phản ứng gì khi không có gì khuất tất.

-Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã học được bài học của Lehman và phản ứng nhanh và mạnh (nếu hôm nay Lehman phá sản thì sẽ được cứu).

-Quan trọng hơn, phải thấy rằng FED đã mắc sai lầm ngay từ đầu khi giữ lãi suất ở mức thấp quá lâu, nhưng một sai lầm khác lớn hơn nếu tiếp tục nâng lãi suất mà không chờ xem tác động của những đợt tăng này đối với nền kinh tế-tài chính.

==

NGUYỄN QUANG BÌNH

0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài viết này hoàn toàn miễn phí với tâm niệm người viết nỗ lực chuyển tải những tin tức mới nhất về thị trường và những tác động có thể ảnh hưởng đến thị trường cà phê trong thời gian gần cũng như xa. Nên nó hoàn toàn không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.

Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…

Hits: 251