Diễn biến giá của phiên ngày hôm trước
London (nghỉ lễ Phục Sinh 2018):
1725-4 (1737-1720) 1750-1 (1760-1742)
New York:
116.40-1.75 (119.10-116.15) 118.50-1.70 (121.10-189.25)
Giá cách biệt giữa sàn New York với London A với R tháng 5-2018 là 38.15 cts/lb (-) – USDX 89.98 (-) – BRLUSD 3.31 (+)
Trong khi London nghỉ Phục Sinh, New York hoạt động một mình, Dù rất ít người giao dịch, lượng mua bán không mấy, sức mua yếu đã kéo New York xuống sâu để đóng cửa mất -1.75 cts/lb còn 116.40, chỉ cao hơn đáy trong phiên 0.25 cts/lb.
Giá New York xuống không phanh kiểu này làm sàn London thên khó khăn, không chừng không giữ được giá.
Ngay trong mấy ngày đầu tuần trước, một tập đoàn kinh doanh phán một câu xanh rờn về sản lượng cà phê Brazil: quá trúng mùa với 65 triệu bao, vượt con số 60 triệu, đã được cho là tột đỉnh trước đây. Tin này chưa làm thị trường chùng lại vì các quỹ đầu cơ phải mua bù khống do đã lỡ bán khống qua nhiều (gần 60 ngàn lô). Do giá chưa “ngon” nhiều người đoán nông dân Brazil mới bán trước cà phê arabica và đã chốt bán trên sàn chừng 20% của vụ cà phê mới hiện nay đang còn trên cây.
Giá thấp là một chuyện, bán ra lại là chuyện khác vì phụ thuộc vào nhu cầu bán, tái đầu tư và tình hình lạm phát trong nước Brazil. Chỉ ngại đồng tiền Reais Brazil mất giá, thì mức nào dân Brazil cũng bán vì họ không có thói quen giữ lại hàng chờ giá như tại Việt Nam. Đặc biệt yếu tố này cũng nên xem xét: khi giá arabica rẻ, robusta mắc (dựa trên giá cách biệt giữa hai loại – khi giá hai sàn càng dãn, tức robusta rẻ, khi co lại tức robusta mắc), Brazil có thể ưu tiên bán robusta và để arabica phẩm cấp thấp lại để thay cho robusta mà tiêu thụ nội địa.
Chính phủ Brazil đã hạ lãi suất đồng nội tệ xuống còn 6,5%/năm, điều này làm đồng tiền thêm rẻ, khả năng lạm phát cao, đó là mối lo lớn cho áp lực bán ra dù được hay không được mùa.
NGUYỄN QUANG BÌNH
Hits: 253