Nếu như London tăng, chưa chắc giá cà phê nội địa theo kịp.
-Thị trường cà phê nội địa chưa chấp nhận giá thấp, kể cả mức niêm yết trên London và giá xuất khẩu trên cơ sở tính chênh lệch (differential).
-Hai bên mua và bán chưa gặp nhau do giá chào xuất khẩu chênh lệch còn cao đối với nhà nhập khẩu (+100/+120 Usd/tấn FOB).
-Một điều cần nhìn thấy trước rằng rất có thể xuất hiện một đợt giá tăng trên sàn London để kéo giá bán xuất khẩu rẻ bớt. Nếu như vậy, giá cà phê trong nước khó bật tăng dù London có lên. Chiến thuật tăng giá London kiểu ấy của giới kinh doanh nhằm giúp giá mua xuất khẩu “mềm” hơn. Nên dẫu sàn robusta có tăng, điều ấy không có nghĩa là do yếu tố cung-cầu.
-Bản quyết toán vị thế kinh doanh và động thái của Fed đang hỗ trợ tâm lý giá tăng cuối tuần trước. Nếu như thị trường tiếp tục đà lên, giá cà phê nội địa có thể tăng tạm thời lên quanh 32 triệu đồng/tấn trong những ngày tới. Nhưng một khi dụng ý để kéo giá xuất khẩu xuống, mức bình quân có thể nằm quanh 31 triệu đồng/tấn.
-Nhìn lại tuần trước, dù giá kỳ hạn xuống, giá cà phê nội địa vẫn vững. Mức 31 triệu đồng/tấn nên được xem là mức bình quân (+/- từ 0,5-1 triệu đồng/tấn) trong những ngày tới.
NÊN XEM THÊM:
–Giá cà phê có còn cơ hội đi lên?
–28/10/2019 Thị trường cà phê: “Gỡ hòa” phút cuối.
–26/10/2019 Thị trường cà phê: Sàn robusta lấy lại những gì đã mất trong tuần
–23/10/2019 Giá cách biệt (arbitrage) giữa sàn arabica với sàn robusta
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài này không có dụng ý sử dụng để kinh doanh bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 928