Diễn biến hôm trước
London
1516+38 (1521-1476) 1521+40 (1523-1479)
New York:
102.10+1.65 (102.90-100.10) 105.50+1.65 (106.20-103.55)
Giá cách biệt giữa sàn NY với LDN A với R là 33.34 cts/lb (-) – USDX 94.83 (-) – BRLUSD 4.16 (-)
Giá trên 2 sàn cà phê hôm qua giật ngược tăng mạnh, lên theo cái thế chung của các sàn hàng hoá thương phẩm (commodities). Chỉ số giá các sàn phái sinh thuộc nông sản thực phẩn tăng. Ca cao tăng 1,80%, đường ăn tăng 2,75% còn dầu thô tăng 1,58% đạt 70,13 $/thùng.
Giá London cả tiếng đồng hồ sau khi mở cửa khá ì ạch ở mức thấp, rồi quay lại mức thấp nữa 30 phút trước khi các nhà kinh doanh tại New York đi làm Vả lại, tính từ cuối tháng 7/18 đến trước khi giá tăng trong phiên hôm qua, London mất 9,71%, trong 7 ngày liền giá giao dịch dưới 1500 mà không cách chi tìm ra hướng. Vậy là London đang nằm đoạn đáy, gặp lực đẩy từ chỉ số hàng hoá nói chung và các nước sản xuất không bán do chê giá rẻ, tất cả lý do đó tạo nên lực bung mạnh của giá cà phê phiên 12/9. Giá London vượt qua được một số điểm kỹ thuật để khả dĩ có thể nói còn rướn được, nằm trên mức kháng cự ngắn hạn và BQĐ 8 ngày là 1490 và 1494, là các mức làm cứ tưởng muốn xuống sâu hơn nữa.
New York tăng một cách chậm chạp mệt mỏi chứ không phấn chấn bằng London nhưng NY cũng mò lên được và nằm trên mức BQĐ 8 ngày là 101.95.
Đồng BRL cũng khá rẻ, quanh 1$ ăn 4,15 BRL.
Các sàn hàng hoá phái sinh hôm qua tăng có thể còn nhờ lực bên ngoài. Báo chí Mỹ đưa tin hơn 60 hãng và công ty lớn sản xuất và kinh doanh nông sản, ngành bán lẻ, sản xuất đồ chơi và sản phẩm công nghệ của Mỹ đang tập hợp ủng hộ chính sách mậu dịch tư do chứ không nên áp thuế, gây khó khăn cho kinh doanh của họ.
Trong khi đó, Uỷ hội Xuất khẩu Cà phê Brazil cho biết trong tháng 8/18 xuất khẩu cà phê Brazil đạt 3,08 triệu bao, tăng 30,4% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, arabica đạt 2,53 triệu bao +11,6%, robusta đạt 537.428 bao+1693% (!) và cà phê chế biến đạt 329.377 bao+7,9%.
Nguyễn Quang Bình
Hits: 621
Brasil được mùa là nỗi lo của nông dân Việt Nam. Thank chú Bình !!!