(ttcp 29-05-2017) Trong bản tin hằng ngày chúng ta thường nghe nói đến giá trần, giá sàn hay kháng giá, giá hỗ trợ mà nhiều khi không rõ hết ý nghĩa thật sự của nó. Để giúp bà con đọc và hiểu một cách trọn vẹn ý nghĩa các thuật ngữ thị trường phái sinh hay tài chính thông dụng. thitruongcaphe.net xin lần lượt giới thiệu đến bà con cách giải thích đơn giản về những thuật ngữ này.
Chắn trên/chắn dưới thường là những thuật ngữ sử dụng trong các biểu đồ kỹ thuật thị trường tài chính gồm cổ phiếu, phái sinh (kỳ hạn, quyền chọn…).
“Chắn trên” hay từ nay nhiều người thích dùng là “mức kháng giá” (tiếng Anh: resistance). Đúng ra nên gọi nó là tập hợp các điểm cao nhất của biều đồ giá (giá trần).
“Chắn dưới” có nghĩa ngược lại (tiếng Anh: support). Vậy nên gọi nó là tập hợp các điểm thấp nhất trên biểu đồ giá (giá sàn).
Đấy là các nút đã thực sự xảy ra trong các lần giao dịch trước chứ không phải là sản phẩm tưởng tượng.
Thường thường, một khi thị trường chạm các điểm cao nhất so với mức đang giao dịch thời điểm, giá sẽ rút xuống nếu như sức bán ra nhiều, giá sẽ bung lên cao hơn nếu vượt qua được mức chắn cao cũ. Chắn dưới (support) theo nghĩa ngược lại.
Các nhà kinh doanh hàng hóa dùng các khái niệm này để đo sức bán, hàng tồn, ý định bán theo kỳ vọng thị trường. Thí dụ: Giá kỳ vọng cà phê hiện nay là 45.000 đồng/kg, hãy xem đó là mức chắn trên đã xảy ra.
Nhưng giá nội địa mới đụng 44.500 đồng/kg, cà phê tự nhiên được đem ra bán nhiều. Khi đã mua đủ nhu cầu, người mua hạ giá để mua tiếp nếu như giá thấp hơn. Còn nếu khi giá chạm 45.000 đồng/kg nhưng vẫn không có hàng mua, giá phải tăng cao hơn và vượt sang “chắn trên” tiếp theo như 47.000 đồng/kg chẳng hạn hay cao hơn.
Cho nên, kháng giá như nhiều người nghĩ hiện nay là “ý định muốn giá cao cưỡng lại giá thị trường”. Còn người rành thị trường thường xem “kháng giá” hay “chặn dưới” là những điểm quan trọng không chỉ cho kinh doanh kỹ thuật (biểu đồ) mà còn lượng định sức bán, sức mua, tồn kho muốn bán nhiều hay ít…
NGUYỄN QUANG BÌNH
Hits: 79