18/8/2019 ‘’Một vành đai một con đường’’ chẳng qua chỉ là một chiến dịch tiếp thị

‘’Một vành đai một con đường’’ chẳng qua chỉ là một chiến dịch tiếp thị

Tác giả: Eyck Freymann

Chuyển ngữ tiếng Việt: Nguyễn Quang Bình

Trong mục IDEAS của báo The Atlantic ngày 17/8/19

Bản gốc ‘’One Belt One Road’’ Is Just a Marketing Campaign’’, theo đường dẫn:

https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2019/08/beneath-the-veil-of-xi-jinpings-legacy-project/596023/?fbclid=IwAR262OgVKeY8xtIw265dHEKvhU_RLbPZQAwdR3MD_-e4IM1p50OdyU9zyFE

Dự án chính hiệu chế tạo tại Tàu thực tế là một nỗ lực xây dựng thương hiệu tràn lan, phối hợp tệ lậu được đưa ra chẳng qua là một sáng kiến hạ tầng.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình là một tay hấp tấp khi cố tạo nhanh cho mình một di sản nào đó để lại với đời. Năm 2013, lúc mới bốn tháng từ ngày nhậm chức chủ tịch, Tập phát động ngay sáng kiến Một Vành đai Một Con đường (VĐCĐ), được coi là chương trình phát triển quốc tế hoành tráng nhất trong lịch sử. Sáng kiến ‘’Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa mới’’ đòi nối đất liền giữa châu Âu và châu Á thông qua một mạng lưới đường cao tốc, xe lửa, đường ống, hành lang thương mại, và cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. ‘’Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21’’ còn đòi nối các thành phổ cảng công nghiệp kéo dọc từ các bờ biển ở vùng Biển Đông (tại phía Nam TQ), Ấn Độ Dương và kênh đào Suez đến tận Địa Trung Hải.

Phạm vi kế hoạch thì khó khăn, song chi tiết lại mơ hồ. Cả vành đai lẫn con đường đều chẳng phải là tuyến đường thực tế nối được các thành phố trung tâm như các bản đồ chính thức do chính phủ TQ vẽ ra mô tả chúng. Bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào cái sáng kiến ấy đều được, một khi trở thành thành viên rồi vẫn chẳng nhận được cam kết nào cụ thể. Nhiều  nhà quan sát gọi Một Vành đai Một Con đường (VĐCĐ) là một ‘’Kế hoạch Marshall kiểu Tàu’’. Số khác biện minh rằng nó đánh dấu như là buổi ‘’bình minh Á-Âu’’ và định hình lại các nền chính trị toàn cầu. Chính quyền Trump thì gọi VĐCĐ là một ‘’chính sách ngoại giao bẫy nợ’’-một kế hoạch săn mồi để khiến các nước nghèo mắc vào các khoản vay TQ.

Nghiên cứu của tôi (tác giả bài viết Eyck Freymann), căn cứ vào hàng trăm cuộc phỏng vấn trên khắp bốn châu lục và nhiều tài liệu ban đầu bằng năm thứ tiếng, phát hiện ra rằng hiểu biết thông thường về VĐCĐ phần lớn là sai bét. Các nguồn tin nổi tiếng đã mô tả VĐCĐ theo cách khác nhau, người thì nói kế hoạch giá trị lên đến ‘’1 ngàn tỷ USD’’, người khác nói ‘’5 ngàn tỷ’’, người lại nói ‘’8 ngàn tỷ’’, dù vậy TQ chẳng có tài liệu nào ra trò để ủng hộ các con số ấy. Báo cò báo cáo cho lắm, chính phủ TQ có hề tập trung quản lý VĐCĐ như là một chính sách kinh tế hay đầu tư gì đâu. Họ cũng chẳng coi VĐCĐ là một ‘’chiến lược vĩ đại’’cần phải hiệu chỉnh cẩn thận hoặc sắp xếp cho có hệ thống gì cả. Lắm dự án VĐCĐ rất lãng phí và hầu hết được thực hiện chỉ với sự giám sát qua loa từ Bắc Kinh.

Thực tế thì sáng kiến VĐCĐ là một thứ gì đó hoàn toàn khác: đấy là một chiến dịch quảng bá thương hiệu tràn lan, được phối hợp tệ lậu, đưa ra như là một sáng kiến cơ sở hạ tầng. Chiến dịch chỉ nhằm mục đích sùng bái cá nhân Tập và bành trướng quyền lực bên trong nội bộ TQ. Do về mặt chính trị và kinh tế, TQ can dự quá nhiều với thế giới bên ngoài dưới cái trướng VĐCĐ, nên chuyện xảy ra là nhiều nước, nhiều công ty, tổ chức và kể cả cá nhân phải o bế cái thương hiệu Tập thích nhất để mong được tưởng thưởng xứng đáng bằng các dự án đầu tư, khoản vay, khuyến mãi hoặc các hình thức tế nhị trong ưu ái chính trị. Đằng khác, ai tỏ ra không đủ nhiệt tình, sẽ bị trừng phạt dễ dàng.

Hiểu được VĐCĐ là một chiến dịch xây dựng thương hiệu thì mới giải thích được sự thái quá đến kỳ quái của nó. Những người sùng bái VĐCĐ không phải là những nước phát triển được cho là hưởng lợi từ sự hảo hớn Tàu, mà là các ‘’hành nhân’’ cấp thấp hơn không thuộc nhà nước nhưng thân Tàu hơn, cần phụ thuộc sự ưu ái của ĐCSTQ như các cán bộ, quan chức cấp địa phương, các trường đại học, các thành phố cấp thấp, các doanh nghiệp tư nhân-gồm cả nhiều hãng sản xuất và kinh doanh phương Tây từ Boeing đến Walmart, từ Samsung đến Allianz-và hầu hết mọi doanh nghiệp và tổ chức công ở Hồng Kông.

Các công ty và chính quyền địa phương TQ lại sử dụng VĐCĐ làm thương hiệu cho mọi thứ, từ đồ dùng bếp núc đến mỹ phẩm, từ nhà hát opera đến hiến máu, từ bóng đá đến hệ thống tín dụng xã hội và từ bia bọt đến công nghệ dãy khối (blockchain). Trong các hợp đồng quốc tế quan trọng, các doanh nghiệp nhà nước được ưu ái về mặt chính trị như tập đoàn tàu biển khổng lồ COSCO thường chiếm được những thương vụ tiềm năng nhất. Còn các công ty nhỏ và doanh nghiệp nhà nước ít được ưu ái hơn do chưa chứng minh đủ lòng trung thành thì tranh nhau các thứ rác rưởi. Đó là những thương vụ mạo hiểm được VĐCĐ công bố rộng rãi và các dự án ‘’voi trắng’’-được hiểu như là các dự án cơ sở hạ tầng không bao giờ lấy lại vốn được và ít giá trị dành cho các nước nhận dự án, vì vậy mức lợi nhuận hết sức kém cỏi, như kế hoạch xây dựng kênh đào xuyên đại dương ở Nicaragua nay đã bị huỷ bỏ.

Đối với ai đã từng quen với các nghi thức hành sự ý thức hệ theo kiểu nhà nước-đảng do TQ dựng nên, thì thấy rất rõ chuyện Tập khẳng định quyền sở hữu thương hiệu VĐCĐ chẳng qua là một trò chơi quyền lực không hơn không kém. Bất kỳ quan chức có chút tâm ý nào cũng đều biết rằng ‘’Con đường Tơ lụa mới’’là một từ thông dụng trong giới làm chính sách nhiều năm trước khi Tập lên nắm quyền. Tuy nhiên, trong công luận, cũng những người này kiên quyết tín thác thương hiệu ấy cho cá nhân Tập chính là người đề xướng VĐCĐ. Thay vì phải trừng trị mấy kẻ cơ hội, các tay cùng ton hót nhau chọn thương hiệu quốc gia của Tập để làm ăn riêng cho mình, quan chức cấp cao cộng sản TQ lại thưởng cúp vàng cho bọn người ấy do những ‘’cống hiến nổi bật vì sự nghiệp VĐCĐ’’. Giống hệt các thượng quan trong truyện ngụ ngôn xưa của tác giả Hans Christian Andersen “Y phục mới của Hoàng Đế’’, những tay ca ngợi VĐCĐ như là một chiến lược tân kỳ thì cũng đích thị thể hiện lòng trung thành với Tập và với sự độc quyền của ĐCS đối với sự thật.

Phản ứng của Washington đối với VĐCĐ là xem sáng kiến ấy như một sự phát triển địa chính trị đầy nguy hiểm-một đề xuất đầu tư chỉ biết gây hại. Chiến lược An ninh Quốc gia 2018 của Mỹ đã cáo buộc TQ thực hành kiểu ‘’kinh tế săn mồi’’. Bắc Kinh đang cố xây dựng một ‘’đế chế do ‘kho bạc’ điều hành’’, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo phát biểu như thế vào tháng 10 năm ngoái và ông tiếp ‘’chúng tôi có ý định chống lại họ ở bất kỳ hướng rẽ nào’’.

Thiên hạ đều chẩn đoán sai. Cổ phiếu toàn cầu của TQ cho đầu tư ngoài nước vẫn còn khá mỏng đối với một nền kinh tế có qui mô (cũng ngang ngang) như thế. Ngay cả dữ liệu trên trang web chính thức của VĐCĐ cho thấy dòng vốn chảy vào các nước tham gia VĐCĐ không tăng sau khi Tập công bố chương trình vào năm 2013. Thế mà mấy anh Tàu ấy cứ thường xuyên dùng các lễ ký kết làm ăn và các con số vẽ vời để ém nhẹm qui mô đầu tư thực tế. VĐCĐ đâu phải là Kế hoạch Marshall kiểu Tàu gì đâu. Nó giống như một phiên bản Tàu của slogan ‘’Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’’ hơn, thế thôi.

Song việc bành trướng thanh thế thương hiệu VĐCĐ trên toàn cầu cũng chứng minh được rằng dù ý đồ được cho là ‘’săn mồi’’ vẫn thu hút được nhiều nước ‘’nhận’’. Năm ngoái, chiến dịch VĐCĐ vẫn ra được toàn cầu. Italia, Bồ Đào Nha và cả hơn chục nước ở châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe đã tham gia. Tân thủ tướng VQ Anh Boris Johnson mới đây cũng tỏ lòng ủng hộ ‘’nhiệt tình’’. Một số nước chạy đòi vì nghe theo cường điệu của VĐCĐ. Một số khác lại thấy rằng chẳng qua chỉ là khuyếch trương thương hiệu. Nhưng nói chung tất cả đều có lý do ích lợi riêng là xoa dịu Hoàng Đế Tập-họ cần đầu tư, đặc quyền kinh doanh, hoặc nữa là đòn bẫy chính trị chống lại Washington và Brussels.

Tuy nhiên, VĐCĐ đặt ra một loại thách thức chiến lược mới đối với Mỹ. Trái ngược với chủ nghĩa dân tuý địa phương của châm ngôn ‘’Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’’, VĐCĐ là một thương hiệu cạnh tranh được đem rao bán khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, có thể nó không tồn tại mãi mãi. Quản trị điều hành tốt hơn và cấu trúc rõ ràng hơn – như các lần Tập tuyên bố vào tháng 4 năm 2019-hẳn có thể biến VĐCĐ từ một cộng đồng lỏng lẻo giữa các quốc gia thành viên thành một hệ thống chia nhánh với các đặc điểm của thế kỷ 21. Về sau này, bất kỳ nơi nào Tập quyết định đưa VĐCĐ tới đó, Mỹ không dễ ngăn ông ta được-chứ đừng nói tới chuyện đẩy VĐCĐ lùi về lại nước mà VĐCĐ từng vững chân ở đó.

Thành công thương hiệu mới của hoàng đế Tập không chỉ là câu chuyện về mấy ông Tàu dám nghĩ dám làm; nó là câu chuyện về một nước Mỹ tự mãn. Từ Thế chiến II, nói theo lời của Victoria de Gazia, Hoa Kỳ là một ‘’đế chế’’ duy nhất không ai cưỡng nổi. Sức mạnh Mỹ luôn luôn được lực lượng quân sự hỗ trợ, nhưng sức mạnh ấy có gốc rễ cắm khắp mọi khu vực trên toàn cầu bởi vì các lãnh đạo địa phương thấy rằng nó trả giá để chơi theo luật Mỹ. Ngày nay, thương hiệu Mỹ mờ xỉn. Chỉ một cách duy nhất để khống chế VĐCĐ khỏi loang ra toàn cầu một cách liên tục là phải đấu vượt qua nó bằng cách tạo ra sân chơi tốt hơn cho những gì nước Mỹ cung cấp. Nhưng ôi thôi, hiện nay, Mỹ lại thoái thác và để nó trong tình trạng nguy hiểm.

 

Hits: 47