VQ Anh chuẩn bị rời EU. Nhiều nhà chính trị và phân tích kinh tế, các nhà lãnh đạo EU đang càng ngày càng lo.
Lo vì Thủ tướng mới của VQA Boris Johnson quả quyết có thỏa thuận hay không có thỏa thuận, VQA cũng dứt áo ra đi, cũng Brexit, chậm nhất ngày 31/10/2019!
Thời gian gần đây, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới đã hỗn loạn với một cuộc thương chiến giữa Mỹ với TQ đã làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Giá cả nhiều mặt hàng nông sản đã giảm mạnh do TQ trả đũa Mỹ bằng cách không mua nông sản Mỹ như đậu nành, bắp, bông vải, thịt, trái cây…
Trong khi đó, hiện tình kinh tế EU cũng không sáng sủa gì như Đức, vốn mạnh nhờ xuất khẩu và chế tạo, bị ảnh hưởng thương chiến, tăng trưởng chậm lại. Nay lại gặp thên cú Brexit mà không có thỏa thuận nào, đi trong vòng hai tháng, quả là Chúa cũng trở tay không kịp chứ đừng nói người. Italia đang lún sâu trong suy thoái. Nếu như VQA đi, hàng hóa xuất khẩu của các nước nhỏ như Ireland, Hà Lan, VQ Bỉ…làm sao tới VQA như thường lệ?
Kim ngạch nhập khẩu VQA chiếm đến 20% hàng hóa từ EU và kim ngạch xuất khẩu VQA chiếm đến 10% qua các nước EU. Brexit có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến các nước ngoài EU. Nhưng chắc chắn London là một trung tâm giao dịch tài chính lớn của thế giới, sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Và Brexit dứt áo kiểu như đã nói sẽ có ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực.
Đối với Việt Nam, Brexit có thể sẽ làm hẫng đi một thời gian ngắn trong giao thương, xuất nhập khẩu với VQA. Nhưng về phía giao dịch tài chính, nếu Việt Nam dính líu nhiều đến các sàn giao dịch phái sinh như cà phê robusta, đường ăn, ca cao…sẽ có ảnh hưởng tiêu cực là cần được thấy trước.
Với sàn giao dịch cà phê robusta London, có lẽ các quỹ đầu cơ thấy trước, thời gian qua đã có lượng dư bán lớn, nhiều lần vượt kỷ lục. Đến nay tuy có giảm nhưng tính đến 27/8/19, vị thế kinh doanh của họ còn đến 41.587 hợp đồng tứ 415.870 tấn bán khống. Vị thế dư bán ấy đáng để ta suy nghĩ: họ bán trước và chờ cú giật xuống sâu để mua lại kiếm lời, hay họ sẽ mua lại rỉ rả thoát vị thế bán? Bạn là nhà kinh doanh cà phê, cần giải quyết cho rõ suy nghĩ này để tránh gây rủi ro cho túi tiền của mình và của doanh nghiệp.
Từ nay đến ngày Brexit, giá cà phê chắc chắn lúc lên lúc xuống. Nhưng bàn trong nội bộ cho kỹ mình phải ứng xử thế nào nếu như có một cú sập sàn vì Brexit.
Theo tôi, tốt nhất hãy co lại vị thế cả mua lẫn bán, và thu nhỏ dần vị thế mua để tránh hậu hoạn cả hàng thực lẫn hàng giấy. Xem từ nay đến thời điểm Brexit, có nên đánh bài, tham gia mua bán trên sàn này?
Tất cả đều là quyền của bạn. Tôi viết ra đây để giúp các bạn sực nhớ có Brexit để bàn thảo về những cái gì sẽ được, sẽ mất khi tham gia kinh doanh trên sàn kỳ hạn cà phê London và các sàn khác tại đó trong giai đoạn tiền Brexit mà không khuyến giục các bạn nên mua hay bán hàng giấy trên sàn London lúc này.
Tôi vẫn cho rằng rủi ro và nguy hiểm lớn hơn đấy.
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đang, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283, xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên bất kỳ mạng xã hội nào như Zalo, FB, Viber…
Hits: 437