GDP quý IV/2022 của Mỹ cho thấy nền kinh tế có thể đang tiến dần đến ổn định, cùng với một thị trường lao động rất tích cực. Khi thấy lạm phát giảm đều từ tháng 7/22 đến nay, nền kinh tế chứng kiến bật trở lại và giới đầu tư mạnh dạn vung tiền vào thị trường nhờ các điều kiện tài chính đã cơi nới đôi chút trong vài tháng qua.
Nhớ nửa cuối 2022, điều kiện tài chính tại thị trường hết sức hạn chế để Fed có thể chủ động lèo lái chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, phải công nhận rằng, qua đó, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ rất tốt trong quý III và IV năm 2022, do tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp lịch sử.
Nền kinh tế Mỹ theo chiều thuận hay chiều nghịch?
Việc nới lỏng các điều kiện tài chính gần đây cho thấy môi trường kinh doanh không còn bị hạn chế như người ta tưởng. Nếu các điều kiện tài chính nới lỏng hơn nữa, nó có thể hỗ trợ ổn định và tăng trưởng kinh tế hơn, iều ngược lại nó cũng có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của lạm phát.
Tác động của việc nới lỏng các điều kiện tài chính đã dẫn đến sự phục hồi của nhiều loại hàng hóa, chẳng hạn như gỗ xẻ, đã tăng hơn 20% trong tháng này và các kim loại, như đồng, đã tăng hơn 10% trong tháng này, do xăng không chì cũng đã tăng gần 10% trong tháng này, đó là chưa kể hai sàn cà phê được nước lên theo. Robusta London tăng 171 USD/tấn hay 9,27% và arabica New York tăng 3.30 cts/lb hay tăng 1,98% trong tháng qua.
Vì vậy, với các điều kiện tài chính được nới lỏng, nền kinh tế Mỹ đang được giữ vững kết hợp rất tốt và các xung lực lạm phát đang quay trở lại. Vậy phải tự đặt câu hỏi liệu Fed nay mai có phải làm nhiều hơn nữa để tiêu diệt các xung lực lạm phát theo cách không biến mất hay không vội vàng.
Lạm phát đạt đến điểm “so kè”
Lãnh đạo Fed vàng Cleveland đang dự đoán CPI sẽ tăng 0,6% trong tháng 1 và 6,4% hàng năm. Đó sẽ là một tháng tăng tốc so tháng với tháng nhưng thực tế không thay đổi trên cơ sở hàng năm. Tháng 12/22, CPI giảm 0,1% so với tháng trước và giảm còn 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Rủi ro đáng kể là nếu Fed cần tăng lãi suất trên 5% vào năm 2023 vì thị trường, nhờ các điều kiện tài chính dễ dàng nên các mặt hàng như dầu thô có thể tăng cao hơn. Một số dấu hiệu cho thấy điều đó cũng có thể xảy ra, với việc giá sắp thoát ra khỏi giai đoạn tích lũy và tăng trở lại mức 90 đô la, tạo thêm một xung lực lạm phát khác cho một nền kinh tế đang còn vật lộn để phá tan chu kỳ lạm phát.
Điều này có thể chống lại thị trường về lâu dài vì thiếu chú ý đến sự gia tăng giá hàng hóa chính, giúp định hướng giá cả trong toàn bộ nền kinh tế.
Nhưng trong hoàn cảnh mà nền kinh tế Mỹ tiếp tục giữ vững, tỷ lệ thất nghiệp không tăng và lạm phát vẫn ở mức cao, thì Fed cần phải hành động nhiều hơn nữa, tức vẫn phải tăng lãi suất lên cao hơn.
Nhiều chuyên gia dự đoán mức tăng lãi suất đầu tháng 2/23 tối đa là 0,25% nhưng nếu Fed quyết định cao hơn, thì giá hàng hóa lại quay đầu xuống nhanh. Còn từ 0,15%-0,25% thì hãy xem như các quỹ đầu tư đã cấy giá trên các sàn hàng hóa như đã thấy.
NGUYỄN QUANG BÌNH
0949393283
Lưu ý bạn không được quyền trích đăng bài vở trên trang này vì đã có bản quyền. Muốn trích đăng, chép lại, mong bạn lịch sự xin phép tác giả. Một khi trích đăng, sao chép, nhất thiết phải ghi nguồn và tên tác giả. Bài viết này hoàn toàn miễn phí với tâm niệm người viết nỗ lực chuyển tải những tin tức mới nhất về thị trường và những tác động có thể ảnh hưởng đến thị trường cà phê trong thời gian gần cũng như xa. Nên nó hoàn toàn không có dụng ý sử dụng để kinh doanh dù bất kỳ dưới hình thức nào.
Mọi thắc mắc xin gọi cho điện thoại theo số 0949393283. Xin lỗi không sử dụng tin nhắn và hội thoại trên các mạng xã hội như Zalo, FB, Viber…
Hits: 309